THƯ MÙA ĐÔNG CỦA HỮU THỈNH - NHẠT, KÉM - KHÔNG NÊN ĐƯA VÀO SÁCH GIÁO KHOA - Tác giả Đỗ Hoàng

 .

Nguyên bản:
THƯ MÙA ĐÔNG
Hữu Thỉnh

Thư viết cho em nhòe nét mực
Phên thưa sương muối cứ bay vào
Núi rét đêm qua chừng mất ngủ
Sáng ra thêm bạc một nhành lau

Ở đây tuyết trắng trên chăn mỏng
Bếp đỏ cơm trưa núi vẫn mờ
Mực đóng thành băng trong ruột bút
Hơ hoài than đỏ chảy thành thư

Chắn gió cây run trong rễ tím
Hạt ngô gieo xuống cũng co mầm
Có hôm đồng đội đi công tác
Nhớ đấy, nhưng mà… thêm lớp chăn

Gà buốt gáy lười dăm tiếng khản
Ca bát khua cho đỡ bất thường
Núi giấu trong lòng trăm thứ quặng
Anh bòn không kiếm đủ rau ăn…

Gạo thường lên sớm, thư thời chậm
Đài mở thâu đêm đỡ vắng hầm
Bao năm không thấy màu con gái
Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em…

Mây đến thường rủ anh mơ mộng
Biết vậy, khuya em đỏ ánh đèn
Ước gì có chút hương bồ kết
Cho đá mềm đi núi ấm lên.
Mèo Vạc 3.82
BÌNH GIẢNG
Bài thơ này tác giả viết thay cho người chiến sĩ canh giữ biên cương, nơi đèo heo hút gió, tuyết rơi đêm lạnh. Xưa nay các thi nhân mượn bút viết thay cho người khác giải bày tấm lòng mình là chuyện bình thường và có biết bao kiệt tác để lại cho hậu thế như: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Đại lân tẩu ngôn hoài (Bạch Cư Dị), Thác lời trai phường nón (Nguyễn Du):
Đặng Trần Côn:
天 地 風 塵
紅 顏 多 屯
悠 悠 彼 蒼 兮 誰 造 因
Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân
Du du bỉ thương hề thuỳ tạo nhân
(Cõi trời đất quay cuồng bụi gió
Phận má hường thương khó bao phiên
Cao xanh dằng dặc giăng miền
Ai làm nên nỗi đảo điên đất bằng - Đỗ Hoàng dịch thơ)
Bạch Cư Dị:
代鄰叟言懷
白居易
人生何事心無定,
宿昔如今意不同。
宿昔愁身不得老,
如今恨作白頭翁。
Đại lân tẩu ngôn hoài
Nhân sinh hà sự tâm vô định,
Túc tích như kim ý bất đồng.
Túc tích sầu thân bất đắc lão,
Như kim hận tác bạch đầu ông!
Thay ông hàng xóm tâm sự
Người đời tâm tính không nhất định
Ngày trước và nay ý chẳng đồng.
Ngày trước buồn mình chưa được lão
Nay thì đầu bạc hận làm ông!
(Đỗ Hoàng dịch thơ)
Nguyễn Du:
Tưởng rằng nói thế mà chơi.
Song le đã động lòng người lắm thay.
Trông trời trời cách tầng mây,
Trông trăng trăng hẹn đến ngày ba mươi.
Vô tình trăng cũng như người,
Một ta ta lại ngậm cười chuyện ta.
(Thác lời trai phường nón)
Thư mùa đông, Hữu Thỉnh cũng thay lời người lính gửi cho người yêu ở xa, nhưng người lính canh giữ biên cương thời bình tuy có tuyết rơi, mực đóng băng trong ngòi bút, thư lên chậm, rau hiếm, gái hiếm...là một hoàn cảnh không điển hình sự gian khổ, khốn cùng của người lính.
..."Ở đây tuyết trắng trên chăn mỏng
Bếp đỏ cơm trưa núi vẫn mờ
Mực đóng thành băng trong ruột bút
Hơ hoài than đỏ chảy thành thư...."
Các bản Mèo,bản Thái, bản Tày... nào ở cực Bắc Tổ quốc mà chả thế. Ngay điểm du lịch Sapa nổi tiếng cũng" Bếp đỏ cơm trưa núi vẫn mờ"
Đấy là chưa so với sự gian khổ,chết chóc đầu rơi, máu chảy của người lính ở sa trường:
..."Bạn ta đó
Ngã trên dây thép ba tầng
Một bàn tay chưa rời báng súng,
Chân lưng chừng nửa bước xung phong..."
(Chính Hữu)
Tình cảm của người viết thay cũng nhàn nhạt, kiều khách qua đường ghé thăm nên bài thơ nhẹ tênh, không đem lại sự đồng cảm nào cho độc giả.
Mới mở bài đã ảnh hưởng hai bài thơ quá nổi tiếng của thơ Hồ Chí Minh, không nói là "thó" một cách lộ liễu:
"Sáng ra thêm bạc một nhành lau"
Hồ Chí Minh:
"Sáng ra bờ suối tối vào hang"
(Tức cảnh Păc bó)
Hồ Chí Minh - 胡志明:
舉頭紅日近
對岸一枝梅
Cử đầu hồng nhật cận,
Đối ngạn nhất chi mai.
(Thượng sơn - Lên núi)
(Ngẩng đầu mặt trời đỏ
Bên suối một nhành mai - Tố Hữu dịch)
Điều này không lạ gì, vì Hữu Thỉnh hay"thó" thơ người khác (!)
Như phân tích ở trên, sự gian khổ của người lính thời bình không có gì đáng kể:
Gạo thường lên sớm, thư thời chậm
Đài mở thâu đêm đỡ vắng hầm
Bao năm không thấy màu con gái
Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em
Nó còn thua xa sự không cùng, cơ cực của kiếp sơn trang, người dân thường:
Đứt bữa bao năm đành rúc rú
Phim sex thâu đêm chẳng cứng dùi
Bát máu, bát ngô chờ đổi lại
Thân phận sơn tráng con chó thui!
(Thơ minh họa - Đỗ Hoàng)
"Bao năm không thấy màu con gái
Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em"
Câu này Hữu Thỉnh muốn nói tới cái khổ buồn hiếm sắc trong lính nhưng nói không ra vạch, lại e dè không nói thẳng ra "Bao năm không có muì con gái" lại viết chạch ra cho đỡ phạm "húy" là - màu con gái. Màu con gái ra cái thớ gì? Màu con gái là bề ngoài, mùi con gái mớí thâm trầm, chiều sâu!
Ai cũng biết "Trung quân thiểu sắc"'-中軍少色 - Trong linh rất hiếm gái, người lính tuổi đang trai ngoài nhu cầu tình cảm, còn nhu cầu sex rất lớn. Nên:
三年在伍,
猪老如仙 -
Tam niên tại ngũ
Trư lão như tiên
(Ba năm chui lủi chiến trường
Gặp con lợn nái, tưởng nường tiên sa! - Đỗ Hoàng dịch thơ).
Nhưng người lính khao khát người tình, khao khát gái đến mức " Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em"là một liên tưởng mong ước không thể chấp nhận được. Người tình của người lính phải to cao : 䄷 人 -thạch nhân mới có tiếng guốc ấy. Trong thực tế không có tiếng guốc nào làm cho người ta nhầm với vó ngựa phi trên đường (!) .
Chỉ một câu này làm hỏng cả bài thơ vốn đã rất sến, rất nhạt nhẽo.
Hữu Thỉnh làm thơ đầy "Tứ chứng thi y" (sáo,dở, nhạt, nhắng) coppy...
Bài "Thư mùa đông"này hội đủ các chứng thi y trên nên không nên đưa nó vào sách giáo khoa,bắt học sinh làm luận văn về nó; bắt sinh viên, người nghiên cứu làm thạc sĩ, tiến sĩ sĩ về nó!
Hà Nội 5 - 2020
Đ - H
Người đăng: do hoang vào lúc 21:25 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Twitter
Chia sẻ lên Facebook
Chia sẻ lên Pinterest
Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020
Sang thu của Hữu Thỉnh không nên đưa váo sách giáo khoa

Nhận xét

  1. văn và thơ chất lượng kém thì không nên đưa vào sách giáo khoa

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét