SANG THU CỦA HỮU THỈNH - NHÀN NHẠT, LÊN GÂN, DÙNG TỪ KÉM KHÔNG NÊN ĐƯA VÀO SÁCH GIÁO KHOA. - Tác giả: Đỗ Hoàng

 .

SANG THU (Nguyên văn)
Hữu Thỉnh

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
BÌNH GIẢNG
Bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh, được đưa vào sách giáo khoa, dùng cho học sinh giỏi văn phổ thông làm đề văn từ nhiều năm nay. Rất nhiều người cho đó là bài thơ hay, mẫu mực (!). Trong "Hữu Thỉnh - Cánh đồng thơ mất trắng", tôi đã có phân tích bài thơ lên gân, nhàn nhạt, nhiều chỗ dùng từ không hay, nay xin nói lại và nói thêm đôi điều giúp bạn đọc hiểu ra!
Bài thơ này làm theo kiểu cũ: ba khổ, năm chữ. Nó không có gì mới trong tìm tứ, tìm từ. Lại còn cũ hơn cha ông nữa!
Khổ thơ đầu nhàn nhạt, không được chính xác lắm, và ai cũng làm được, nhất là các nhà thơ nông thôn.
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"
Hoa ổi thì không thơm và bay xa như hoa bưởi..Mùa xuâm mới có hoa bưởi nở. Vườn quê, hương bưởi thơm ngát một vùng. Hoa ổi không được như vậy. Hữu Thỉnh muốn tìm loài hoa mới thay chovhoa thị, hương thị mùa thu., nhưng hoa ổi , hương ổi không đặc trưng cho hương mùa thu. Hoa ổi, hương ổi thuộc loại hạ thảo, người ta ít nhắc đên. Giồng như hoa bỉ.
"Thiếu chi bông cúc, bông ngâu
Anh chơi bông bí, bông bầu xót tay!"
Quả ổi chín tuy có thơm, nhưng thơm không xa, chỉ khi đến gần bóp quả ổi ra mới nghe một chút mùi thơm nhẹ. Vậy:
" Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se"
Là diệu vợi quá! Là hạ phẩm!
Hữu Thỉnh toàn chọn loại hạ thảo, hạ điểu trong thơ mình nên làm cho thơ mình cũng thành "hạ phẩm"
Hai câu tiếp khổ hai:
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã"
Rất chung chung, chả biết sang thu, sau mùa lũ sông dềnh dàng làm chi? Rồi chim vội vã điều gì, khi mùa xuân ấp trứng, mùa hè nở con, mùa thu chim ra ràng...lúc ấy đoàn tụ, vui lắm chứ, có gì vội vã đâu. Hai câu thơ này tối nghĩa,mơ hồ.
Hai câu tiếp rất dở. Một hình ảnh thô lậu, nặng nề, ghê ghê, để người đọc liên tưởng những cái "vắt" khác sang thu, rất phản cảm:
"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu".
Từ "Vắt" cha ông ta đã dùng từ thời cổ:
"Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất".
Chữ "vắt" của cha ông trong văn cảnh ấy dùng rất hay, nhân hóa nosleen lamfcho nó có linh hồn sống động đem lại cảm xúc bội trào! Vắt - Hữu Thỉnh dùng đã dỡ rồi còn "Vắt nửa mình" thì tởm lợm quá! Người ta có thể liên tưởng:
"Có chàng trai một tạ
Vắt nửa mình sang em"
Đám mây mùa hạ của Hữu Thỉnh tục tằn, sàm sở, liều mình như chẳng có vậy!
Hai câu kết
"Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi."
Hai câu này đúng là hai câu lên gân, giọng điệu cao ngạo, sáo. Kiểu cao ngạo lên gân đặc trưng của Hữu Thỉnh "
"Khi đứng trong chiến hào
Bỗng thấy mình cao lớn"
(Âm vang chiến hào - Thơ in chung cùng Lâm Huy Nhuận)
Làm sao thiên nhiên, sấm sét, giông bão bí hiểm vĩnh hằng, giăng bẫy cây cỏ, con người hàng giây, hàng phút, luôn luôn tìm cách hảm hại cây cỏ, con người hàng giây, hàng phút sao cây cỏ, con người bớt bất ngở trước sấm sét dù đã đứng tuổi. Càng từng trải, càng phải đề phòng chống lại nó, càng bất ngờ trước sức mạnh vô biên của sấm sét. Và hết bất ngở này đến bất ngờ khác của thiên nhiên! Hôm nay vẫn đầy bất ngờ và càng bất ngờ hơn khi internet, truyền thông viễn thông phát triển như vũ bão, không khác trước đây hai thế kỷ bất ngờ có cái chết thảm khóc về sấm sét của nhà vật lý Georg Wilhelm Richmann .
"Georg Wilhelm Richmann (tiếng Nga: Георг Вильгельм Рихман) (22/7/1711-6/8/1753) lànhà vật lý người Nga, gốc Đức . Ông đã chết một cách rất thảm khốc khi thực hiện lại thí nghiệm về cánh diều nổi tiếng của của nhà khoa học người Mý
Benbjamin Franklin (thí nghiệm được thực hiện vào năm 1752 . Do bị sét đánh khi là thí nghiệm đó, Richmann đã bị thiệt mạng. Đây là trường hợp đầu tiên trong lichjswr điện từ học có người thiệt mạng khi làm thí nghiệm về điện từ học. Những sự hy sinh thảm khốc như thế không hiếm trong khoa học, đặc biệt là trong một ngành chứa đựng nhiều nguy hiểm như điện từ học."
Con người dù 100 tuổi, hàng cây dù một vạn năm cũng luôn luôn đề phòng và phải bất ngờ sấm sét trong từng giây, từng phút với sấm sét dũ cả trong mm[ mộng thơ ca!
Thơ mùa thu của tiền nhân sao thanh thoát, dịu dàng, trong sáng thế:
"Hiu hiu gió gửi mây về
Nửa thu sang đó, nửa hè còn đây…
Bóng mờ xuống lặng chân cây,
Non cao vắng vẻ, sông đầy nhớ mong..."
(Sang Thu - Hồ Zdếnh)
Hay:
"Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ,
Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ.
Cây gì mảnh khảnh run cầm cập,
Điềm báo thu vàng gầy xác xơ.
Thu héo nấc thành những tiếng khô.
Một vì sao lạ mọc phương mô?
Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ?
Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ?..."
(Cuối Thu - Hàn Mặc Tử)
Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là bài thơ nhàn nhạt, tình cảm lờ mờ lại lên gân, dùng từ kém, không nên đưa vào sách giáo khoa.!
Hà Nội 5 - 2020

Nhận xét