CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN - Tác giả Nguyễn Tự Quyết Thắng

 .

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Tác phẩm được viết dành cho nhu cầu về việc hiểu được cơ bản thế nào là chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội và một số vấn đề khác có liên quan đến chủ nghĩa xã hội.
Theo Viện Ngôn ngữ học (năm 2003), trong cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, chủ nghĩa là suy nghĩ có hệ thống nhằm hướng dẫn cho hành động và suy nghĩ.
Với hiện thực là sự vận động và kết quả của sự vận động, chủ nghĩa là lối nhìn nhận và hiện thực hóa nó. Cụ thể hơn, chủ nghĩa là suy nghĩ, hành động và thành quả của hành động.
Vậy chủ nghĩa xã hội là gì?
Theo Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (năm 2019), chủ nghĩa Marx-Lenin có phần được cấu thành từ chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là một hệ thống các tư tưởng, nguyên tắc chính trị-xã hội được đúc kết từ thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân và các lý thuyết khoa học, về sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người, từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, cách mạng công nghiệp cơ bản đã hoàn thành ở Anh và sự hoàn thành này bắt đầu chuyển hướng sang nhiều nước khác, nổi bật như Pháp và Đức, làm xuất hiện thêm một lực lượng sản xuất mới đông đảo và một nền đại công nghiệp. Đại công nghiệp đã khiến cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa có sự phát triển vượt bậc.
Trước đó, do sự phát triển của máy móc, giai cấp tư sản Pháp đã trở nên có tiềm lực hơn. Đến cuối thế kỷ XVIII, trước sự chi tiêu phóng túng của giới quý tộc và giới tăng lữ, những sai lầm về tài chính của triều đình Pháp, giai cấp tư sản đã cùng với giai cấp vô sản và nhân dân đứng lên lật đổ chế độ quân chủ. Mong muốn tự do đã thúc đẩy họ phá vỡ xiềng xích, tháo gỡ trói buộc nhằm thoát khỏi sự khống chế, nô dịch bên trong xã hội cũ. Tuy nhiên, dù nỗ lực ra sao, sự hỗn loạn của cách mạng, tham vọng của quân đội, và sự bảo thủ của giai cấp tư sản, để bảo vệ quyền lợi của mình và mang lại sự ổn định cho đất nước, thành quả cách mạng đã bị tước đoạt đi phần nào. Vòng kiềm tỏa lại được đặt lên đầu của giai cấp vô sản và nhân dân, nhưng lần này cho cả các dân tộc thuộc địa. Họ chính là nạn nhân từ sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân.
Vào thế kỷ XIX, cách mạng công nghiệp của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa cần một nguồn nhân lực vô cùng đông đảo. Nó đã bắt đầu ở Tây Âu, có sự tăng cường áp dụng máy móc vào sản xuất và tích tụ ruộng đất. Nổi bật như việc sử dụng máy kéo sợi, máy dệt và động cơ hơi nước ở Anh từ nửa cuối thế kỷ XVIII. Một bộ phận nông dân dần tách rời khỏi ruộng đất. Họ hoặc trở thành những người lính để tìm kiếm thuộc địa cho nước Anh, để tìm kiếm nguồn tài nguyên mới, để mở mang thị trường tiêu thụ… hoặc trở thành những người công nhân trong các công xưởng để phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất… Nhưng khi kinh tế sụp đổ, hoặc đơn giản là để tăng cường lợi nhuận, những người chủ tư bản có thể sẽ phải tìm cách để hạ giá thành sản xuất, để có nguồn lao động dồi dào với giá thành rẻ, để giảm bớt sự hỗn loạn xã hội… kể cả chiến tranh. Một bộ phận người dân có thể sẽ bị vật hóa về thể xác và tinh thần, kể cả dẫn đến ch.ết chóc.
Giai cấp tư sản ngày nào từng cùng với giai cấp vô sản, tầng lớp nông dân và tầng lớp tiểu tư sản đánh đổ chế độ quân chủ Pháp, nhưng có ngày càng nhiều hơn một bộ phận không còn tiếp nối cuộc cách mạng giải phóng con người. Họ cần gì? Không bị tách rời khỏi điều kiện tiếp cận và sử dụng tư liệu sản xuất, sức lao động đủ để nuôi sống bản thân, mang lại sự phát triển cá nhân và sự phát triển chung… Đó là kháng lại sự tha hóa và bần cùng, đó chính là chủ nghĩa xã hội. Để làm được điều đó, không thể không thực hiện việc kết nối xã hội thành các cộng đồng và kết nối các cộng đồng. Sự trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau, học hỏi và tôn trọng phải được luật hóa, cụ thể hóa thành những quy định là những nguyên tắc để có thể bù đắp sự thiếu sót, và phát triển không chỉ là bản thân trong một cộng đồng. Mục đích cuối cùng là mang lại sự tự do, công bằng/kết quả xứng đáng và bao dung cho con người. Nhưng trên hết, đó là để đẩy lùi chủ nghĩa ph.át xít.
Vậy chủ nghĩa ph.át xít là gì?
Theo Viện Ngôn ngữ học (năm 2003), trong cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, chưa có ghi nhận về định nghĩa của chủ nghĩa ph.át xít.
Từ "ph.át xít" có nguyên văn theo tiếng Latin là "fasces", có nghĩa là "bó lại". Sự thắt chặt, củng cố sức mạnh có thể được cho thấy thông qua hình ảnh, biểu tượng đặc trưng này.
Để có thể hình dung rõ hơn phần nào về chủ nghĩa ph.át xít, cần thiết phải liên hệ tới La Mã vì kiểu chào qu.ốc xã của ph.át xít Đức là kiểu chào của quân đội La Mã. Nó như một sự gợi nhắc khéo léo mà mạnh mẽ về việc khôi phục truyền thống ủng hộ, cho phép sự cai trị của một nhà độc tài để bảo vệ lợi ích cốt lõi quốc gia trước một mối đe dọa tồn vong, với quyền hạn gần như tuyệt đối, với sự tuân phục mệnh lệnh hoàn toàn từ trên xuống dưới trong hệ thống quản lý quốc gia, và sự thiết lập quốc gia thành một hệ thống quản lý chặt chẽ.
Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa thực dân đã làm xảy ra Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm phân chia lại bản đồ thế giới. Nước Đức sau khi thua trận đã phải gánh chịu một khoản bồi thường chiến phí nặng nề cho các nhà tư bản Anh, Pháp. Cơ sở hạ tầng của Đức không bị thiệt hại đáng kể, nên càng phải hoạt động sản xuất để trả nợ. Còn nền kinh tế và đời sống của người Đức bị khủng hoảng.
Trước đó, chiến tranh Napoleon của Pháp đã tàn phá nhiều nước châu Âu, trong đó có Phổ và nhiều lãnh thổ khác của người Đức. Trong chiến tranh Pháp-Phổ sau này, người Đức đã yêu cầu một khoảng bồi thường chiến phí lớn và tổ chức Lễ thành lập Đế chế Đức tại Cung điện Versailles của Pháp. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, người Đức còn tàn phá thêm một phần của Pháp.
Sự tàn phá, ch.ết chóc khủng khiếp (và đặc biệt là sự di.ệt chủng) trong Chiến tranh thế giới thứ hai cho thấy chủ nghĩa xã hội quốc gia, hay qu.ốc xã của người Đức, chủ nghĩa ph.át xít của người Ý, chủ nghĩa Đại Đông Á của người Nhật thực sự độc đoán, phi dân chủ mà phi lý, bất chấp (xa rời lẽ phải, không thể ngăn cản, không thể thay đổi), được gọi chung là chủ nghĩa ph.át xít.
Ph.át xít là sự độc đoán, phi dân chủ mà phi lý, bất chấp.
Những người theo chủ nghĩa ph.át xít được nhận thấy là xa rời lẽ phải, bỏ qua hiện thực vì con người, tranh đấu vì sự ích kỷ của bản thân và bè phái.
Tài liệu tham khảo
Viện Ngôn ngữ học, 2003. Từ điển tiếng Việt. Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019. Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị). Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia-Sự Thật, Hà Nội.

Nhận xét