TRANH LUẬN VỀ BÀI THƠ TÔI NGHE CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN TRÊN FACEBOOK NHÀ THƠ PHẠM ĐỨC NHÌ

 .

Nhi Pham cùng với Khuong Nguyen Duy và 
14 người khác
.

Mời đọc:
THI PHÁP BÀI THƠ “TÔI NGHE” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
PHAMNHIBINHTHO.BLOGSPOT.COM
THI PHÁP BÀI THƠ “TÔI NGHE” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
THI PHÁP BÀI THƠ “TÔI NGHE” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN Lời Nói Đầu: Đọc thơ, thưởng thức thơ, bình thơ là tự mình tìm tòi và khám phá...
Bạn, Vũ Thị Hương Mai, Nguyễn Đình Văn và 25 người khác
48 bình luận
Yêu thích
Yêu thích
Bình luận
Chia sẻ

48 bình luận

Phù hợp nhất

    • Đặng Xuân Xuyến
      Em thật vui khi đọc những điểm mà theo anh là chưa được của TÔI NGHE, điều mà nhiều người viết phê bình hiện nay thường né tránh hoặc chỉ viết thoảng qua vì ngại mất lòng bạn văn chương.
      Cám ơn anh về những nhận xét rất chân tình này!
    • Khuong Nguyen Duy
      Anh viết rõ ràng khúc triết trong phần lý luận , người đọc , hoặc làm thơ chắc chắn sẽ rất khoái . Tất nhiên ở mức độ cao hơn mặt phẳng của thơ quần chúng rất nhiều .
      ( người đọc và người làm thơ , mỗi người có một gu riêng . Nhưng người làm phê bình thì phải thông tất cả . )
      Chúc anh và gia đình vạn sự an lành .
    • Vân Anh
      Đọc bài thơ
      Rồi đọc bài bình
      Bài bình thì không biết chê chỗ nào (chắc cũng khó tránh khỏi nhưng em không đủ trình)
      Bài T H Ơ ??? Nghe nó chẳng thơ, mà lại là thơ.
      💥Nhờ anh Nhi Phạm cho em biết Nơi bắt nguồn của thơ, để em nhìn nhận được những tiếng nói đanh thép, đớn đau, những sự thật tả tơi, bạc nhược và cả những oan hồn....
      2
    • Quynh Pham
      Bởi vậy mới nói "ở trong chăn mới biết chăn có rận" tám phát giang hồ lẫy lừng xứ sở và anh Vươm một thủa .... đắng cay! Ai mà chẳng biết, cần gì chú thích. 😁 không cần phải thêm SÚNG ống gì ở đây cả. Vì nếu nói như vậy thì có rất nhiều, rất rất nhiều những câu từ trong thơ, ca đọc không hiểu vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như từ ngữ vùng, miền. Đọc không hiểu gì cả lại phải tìm hiểu mới biết. Hay như ca từ của Trịnh Công Sơn cực kỳ khó hiểu....
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 tuần
      • Đã chỉnh sửa
      • Nhi Pham
        Quynh Pham Anh nói đúng. Anh chưa nằm trong chăn.
      • Quynh Pham
        Nhi Pham ở ngoài Bắc, làm nhà thì có cây "quá giang" ở nam gọi là cây "chính trường".khi vừa mới giải phóng (chưa bao giờ nghe tiếng người nam nói) khi nghe câu hát " nhưng tiện đường anh cho QUÁ GIANG !? trời ơi, bể não không thể hiểu tác giả nói gì. Làm sao có thể nghĩ là cho đi nhờ vì không có cơ sở nào cả. Người biết rồi thì nó quá bình thường. Người chưa biết thì không thể hiểu được.
      • Nhi Pham
        Đọc bình luận mới này của anh tôi thấy lạ quá. Chẳng lẽ anh chưa bao giờ đắp chăn?
      • Nhi Pham
        Quynh Pham Trong bài thơ anh Đặng Xuân Xuyến (nói bóng gió) đã chọn chỗ đứng của người miền Nam nên dùng nhóm chữ "quá giang" để diễn tả việc đi nhờ khiến những người Bắc như anh khong hiểu. Anh không hiểu vì anh không ở địa phương đó, không quen cách nói đó. Anh đem "quá giang" làm cơ sở để phản biện thì chính anh đã tự vả vào mặt mình.
      • Nhi Pham
        Tương tự như vậy, tôi không ở khu vực miền Bắc, chưa có cơ hội được tiếp nhận những thông tin về "xứ Bái" nên từ "tám phát giang hồ" bắt tôi suy ra "tám phát súng giang hồ" thì khó quá. Không phải riêng tôi mà nhiều người khác cũng bị cái "mô gò" đó cản đường
      • Quynh Pham
        Nhi Pham tất nhiên rồi. Tôi dốt thì nhận mình dốt để học thêm có sao đâu. Tầm hiểu biết của con người chỉ bằng một giọt nước trong biển khơi. Vì anh cũng đâu có hiểu ý tôi nói. Anh chỉ hiểu nghĩa đen (trực tiếp đề cập) thôi. Cũng kiểu như bài thơ hôm trước vậy. Chịu khó suy nghĩ rộng ra một chút. Đừng chăm bẳm vào cái trực diện ấy vì rất nhiều lý do, người ta bóng gió xa xôi. Nói đằng đông nhưng nó lại ở đằng tây ... vậy nha.. kkkk
    • Vũ Thị Hương Mai
      Theo cháu không cho thêm chữ SÚNG vào vì đọc mọi người đều hiểu đó là 8 phát súng hơn nữa cho chữ SÚNG vào thì đâu còn là thơ nữa mà lại phá mất vần, điệu của đoạn thơ ạ
      • Nhi Pham
        Vũ Thị Hương Mai Xin giải thích "Tại sao thêm chữ SÚNG lại phá mất Vần?" Vần nào? Tại sao thêm chữ SÚNG lại phá mất ĐIỆU?
      • Nhi Pham
        Dựa vào đâu để nói "mọi người đều hiểu đó là tám phát SÚNG?"
      • Vũ Thị Hương Mai
        Nhi Pham Cháu nghĩ không nên tách câu thơ ra khỏi những liên kết với khổ thơ, bài thơ sẽ dễ dẫn đến hiểu sai ý câu thơ. Đọc các từ như: khử, phim hình sự, phát giang hồ... là người đọc liên tưởng ngay tới những hành động chém giết của xã hội đen. Chữ "nhát" dùng cho đao, kiếm.., còn chữ "phát" dùng cho súng đạn. Những chữ đó người đọc tự hiểu thôi chú ạ.
        Còn 3 câu mà chú cho là mô cản trở thì cháu lại nghĩ là anh Xuyến chủ ý thay đổi nhịp điệu bài thơ để thay đổi tâm trạng cảm xúc, giờ chú cho chữ SÚNG vào cháu đọc thấy ngang ngang làm mất cái tâm trạng cảm xúc của tác giả chú ạ
        Theo cháu thì đoạn 3 này có sửa thì chỉ sửa câu 2, bỏ chữ "như" đi vì chữ "như" để trong câu đó là thừa. Chỉ cần: "Hệt phim hình sự" là đủ rồi.
      • Quynh Pham
        Nhi Pham Vũ Thị Hương Mai . Vụ án xảy ra 18 tháng 8 năm 2016. bài thơ ra đời 21tháng 9 năm 2016. Có thể nói ngay lúc đó, cả nước ít ai không nghe vụ án này. Hơn nữa câu trên tác giả đã nhắc "mùa thu" và câu dưới "tám phát giang hồ" tại sao không phải 4 phát, 3 phát. Quá rõ ràng là đang nhắc vụ án đó. Tôi nghĩ ở thời điểm đó ai đọc cũng hiểu, không cần giải thích. Bây giờ đọc thì có người quên. Nhưng quên, không hiểu thì phải tự tìm hiểu. Đặc biệt phải hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
    • Nhi Pham
      Tô Đông Pha Sửa Thơ Vương An Thạch
      Vương An Thạch trong lúc du học ở đảo Hải Nam đã làm một bài thơ trong đó có hai câu rất lạ:
      Minh Nguyệt sơn đầu khiếu
      Hoàng Khuyển ngọa hoa tâm
      Dịch nghĩa:
      Trăng sáng hót đầu núi
      Chó vàng nằm (trong) lòng hoa
      Thi hào Tô Ðông Pha tình cờ đọc được, thấy “sai” (trăng sáng làm sao hót trên đầu núi và chó vàng làm sao nằm trong lòng hoa được) nên đã sửa lại hai chữ cuối cho đúng nghĩa hơn.
      Minh nguyệt sơn đầu chiếu
      Hoàng khuyển ngọa hoa âm
      Dịch nghĩa:
      Trăng sáng rọi đầu núi
      Chó vàng nằm (dưới) bóng hoa
      Chuyện sửa thơ đến tai Vương An Thạch (lúc ấy đang là Tể Tướng) nên họ Vương đã bổ nhiệm Tô thi hào một chức quan ở Hải Nam. Sau đó Tô Ðông Pha mới khám phá ra ở địa phương này có loại chim tên là Minh Nguyệt, hay hót trên đầu núi, và có một loại sâu tên là Hoàng Khuyển, chỉ thích nằm trong lòng hoa!
      Và người kể chuyện kết luận “Lúc ấy Tô Ðông Pha mới biết là mình xớn xác, bồng bột và thấy được cái thâm trầm của Vương An Thạch.”
      Theo tôi, việc Tô Đông Pha sửa thơ không có gì là “xớn xác, bồng bột” hết.
      Người đọc thơ, bình thơ – trong thế giới thơ rộng lớn - không thể biết và không có bổn phận phải biết những chi tiết, sự việc chỉ có, chỉ xảy ra ở một địa phương nhỏ bé.
      Chính thi sĩ - để hoàn thành chức năng truyền thông của bài thơ - phải chú thích để người đọc biết, hiểu những chi tiết, sự việc có tính chất địa phương ấy. Lỗi và trách nhiệm ở đây nằm trên hai vai Vương An Thạch chứ không phải Tô Đông Pha.
      2
    • Ha Phamlam
      Thiết Nghĩ:
      - Theo ông Văn Hiệp, Diễn Viên hài, thường nói: "Xét một cách toàn diện" thì bài thơ TÔI NGHE của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến là loại Thơ-Báo, chưa là thơ "thuần thơ"... nên, ở đây, ta Bình hay Đánh Giá là chưa thỏa.
      - Theo Nhà PB Nhi Phạm nói về Tô Đông Pha sửa thơ Vương An Thạch mình thấy còn "có gì đó chưa trúng". Có vậy. Bởi nếu TĐP hiểu và sửa vậy thì thơ của VAT có Ý, Tứ và Hồn khác hẳn với Ý, Tứ, Hồn thơ mà thơ VAT đã đề, ẩn dụ hàm xúc... (sau khi thấy Ông NP đã nói về "tích" của thơ, chim và sâu).
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 tuần
      • Đã chỉnh sửa
      Ẩn 27 phản hồi
      • Nhi Pham
        Ha Phamlam Anh dựa vào đâu mà xếp TÔI NGHE vào loại Thơ Báo chứ không phải loại Thuần Thơ?
      • Quynh Pham
        Nhi Pham tôi không nam nên không biết từ "quá giang" cũng như người không ở bắc nên không hiểu "tám phát" người ta đã hiểu là tám phát đạn rồi, không cần phải thêm SÚNG ống gì ở đây cả.
      • Quynh Pham
        Nhi Pham cũng giống như trẻ trâu nướng khoai ngoài đồng vậy. Nói người ta là vô lý vì rằng rạ rơm ít- gió đông nhiều thì không thể cháy khoai. Cũng là bởi anh chưa nướng khoai ngoài đồng bào giờ nên mới nói vậy thôi....
      • Ha Phamlam
        Nhi Pham Thưa Anh: Báo chỉ nhằm mục đích chính (mục đích chủ yếu) chuyển tải tin tức (Thông tin) đến bạn đọc.
        Thơ chỉ nhằm ghi lại (biểu đạt) cảm xúc và gửi cảm xúc tới bạn đọc.
        Thơ-Báo là loại thơ nhằm truyền tin, hoặc mong truyền một quan niệm, cảm xúc từ những TT của đời sống XH bằng thơ. Thơ báo luôn chứa yếu tố thời gian, thời cuộc...
        Còn Thơ ("Thuần thơ", hay trong "trào lưu thơ mới" thường gọi là Thơ Thơ ) là loại chỉ ghi lại cảm xúc và (mong) truyền Cảm Xúc đến bạn đọc...
        • Thích
        • Phản hồi
        • 1 tuần
        • Đã chỉnh sửa
      • Vũ Thị Hương Mai
        Bài thơ TÔI NGHE là bài thơ thế sự mà thơ thế sự thì yêu cầu truyền tải được thông tin xác thực tới bạn đọc mà vẫn bộc bạch được tâm trạng, cảm xúc của tác giả trước những hiện trạng của xã hội và truyền được cảm xúc đó đến với bạn đọc nên viết được thơ hay rất khó vậy mà bác Ha Phamlam cho TÔI NGHE là lọai thơ báo nên "ở đây, ta Bình hay Đánh giá là chưa thoả" thì cháu thấy bác nhận xét quá vội vàng ạ
      • Ha Phamlam
        Vũ Thị Hương Mai Thưa Bạn: Bản thân THƠ THẾ SỰ đã chất chứa bản chất của BÁO rồi. (Thực thì ở VN chưa có loại thơ gọi là thơ thế sự, mà chỉ có thơ đề cập đến nhiều, ít về thế sự, thời cuộc, loại thơ ấy luôn mang theo nó nặng chất Báo!). Bài TÔI NGHE là bài thơ bị BÁO lấn lướt, bài thơ truyền đến bạn đọc được luồng tư tưởng để rồi (mong) có quan niệm, đánh giá... về "thế sự", thời cuộc. Một bài thơ Khá hay vì tác giả nêu được những vấn đề của XH mà nhiều người quan tâm, bức xúc, bài thơ ko cho bạn đọc cảm xúc! Mình quan tâm nhất là cốt lõi của BÁO và THƠ khác nhau và dễ lẫn vào nhau thế nào! (ở đây, mình xét soi là bởi tìm câu trả lời cho câu hỏi: bài thơ ấy là bài báo mang chất thơ hay nó là bài thơ mang đậm thông tin, tư tưởng của bài báo).
        Nhân dịp này. xin được Chúc Bạn luôn vui, khỏe và có nhiều tác phẩm hay !
        • Thích
        • Phản hồi
        • 6 ngày
        • Đã chỉnh sửa
      • Nhi Pham
        Thơ là một thể loại văn học có vần để thi sĩ bộc lộ những cảm xúc, rung động của tâm hồn mình trước MỘT CẢNH ĐỜI
        Rõ ràng là tính THẾ SỰ luôn hiện diện trong thơ.
        Thơ Thế Sự có Cảm Xúc không? Chắc chắn là có. Vì nếu không có cảm xúc sao lại được gọi là thơ?
        Thơ “Thuần Thơ” có tính Thế Sự không? Cũng phải có. Vì nếu không đối diện với MỘT CẢNH ĐỜI thì làm sao có CẢM XÚC?
        Như vậy việc chia thơ làm 2 loại của anh Ha Phamlam vừa lẩm cẩm vừa bất hợp lý.
        Không nên xem thường “THƠ BÁO” vì không ít những bài thơ “tuyệt tác” lúc đầu cũng nhờ được xuất hiện trên báo.
        Anh chê bài thơ TÔI NGHE của Đặng Xuân Xuyến là chỉ chuyển thông tin, không cảm xúc; vậy anh có biết ĐXX bước vào cảnh thơ TÔI NGHE với tâm thế nào không?
        Theo tôi,
        “Bước vào cảnh thơ của TÔI NGHE Đặng Xuân Xuyến đã có một lợi thế đáng kể: Do làm thơ với tâm thế bất bình, bực bội cao độ nên cảm xúc mạnh, người đang cơn cao hứng. Dòng chảy của tứ thơ và dòng âm điệu vừa lên đường thì cảm xúc đang bị dồn nén cũng tuôn ra chảy thành dòng bám theo.
        Ba dòng nhập một cùng tiến về phía trước như hứa hẹn sẽ tạo dựng một cao trào bề thế ở cuối bài.” “Bắt” được cảm xúc của thi sĩ trong một bài thơ không phải dễ, nhất là cảm xúc tầng 3. Nhưng “cái tâm thế bất bình bực bội cao độ” của ĐXX trong TÔI NGHE mà anh cũng cho là không cảm xúc thì kể cũng hơi lạ.
      • Ha Phamlam
        Nhi Pham Thưa Anh: Mình không "xem thường " thơ trên các trang báo. Ở đây mình chỉ xét khác nhau giữa báo với thơ (Như đã nói ở trên). Nói THƠ- BÁO là ko phải chỉ những bài thơ in báo mà nói sự khác biệt của hai loại này. Một bài thơ in trên mặt báo chưa hẳn là loại Thơ- Báo!
        Còn ở VN chưa có loại thơ nào gọi là Thể THƠ THẾ SỰ, gọi vậy cũng chỉ là để chỉ những vần thơ nói về thế sự mà thôi. (XH hiện có Rất Rất nhiều điều cần phê, lên án và Chửi. Nhưng cái chính ở đây chúng ta luôn đòi hỏi có những ông thầy đánh HS giỏi nhưng Ổng phải biết Dạy HS còn giỏi hơn nhiều kia! Là chúng ta chỉ nói xung quanh bài thơ Tác Giả do bức xúc với XH mà viết). Riêng thơ do TG bức xúc mà viết thì chúng ta còn phải ngẫm nhiều mới có sự hấp dẫn, truyền tư tưởng được như những Bút Tre, Bút Thép, Xích Điểu... Họ Sâu cay đấy, Nghiệt ngã đấy nhưng Rất Hóm, Rất Thơ!
        THIẾT NGHĨ: Viết để "phê, phán" XH thì viết dạng "Ngụ Ngôn" sẽ hấp dẫn, nhẹ nhàng mà sâu, sẽ... thơ hơn.
        Riêng nói về bài thơ TÔI NGHE thì tôi thấy:
        - Bài thơ đưa đc nhiều sự việc (xấu của XH) nhưng với Thơ thì nó mang tính "thống kê".
        - Thơ có không ít những câu chưa có "ngôn ngữ thơ", nó là những số thống kê để kể lên sự việc xảy ra ở nơi này, nơi kia...
        - Bài thơ "lên án" (những vùng, nơi) mà XH có sự việc xấu... Lên án việc xấu là tốt!
        - Động cơ (Hay nói cho thơ hơn là: Cảm xúc) của ngòi bút Tác Giả là để Trút những "Bức Xúc" mà thôi.
        • Thích
        • Phản hồi
        • 4 ngày
        • Đã chỉnh sửa
      • Nhi Pham
        Ha Phamlam Tôi xin ngừng "tranh luận" với anh ở đây. Còn phải dành thời gian trả lời anh Quynh Pham.
      • Ha Phamlam
        Nhi Pham THỰC THÌ MÌNH CŨNG ĐINH CHỈ NÓI NỐT Ý KIẾN NGẮN NÀY!
        CẢM PHIỀN ANH!
      • Khuong Nguyen Duy
        Đồng ý TÔI NGHE là THƠ . Vì có cảm xúc - đó là sự bất bình . Nhưng nên xếp vào dạng thế sự .
        Còn nói THƠ BÁO e nan giải quá . ( báo lá cải , báo tường v...v . ) . Báo chính thống có nhiều bài thơ rất hay , nhiều người thích .
        Thiết nghĩ với TẦM anh NHI PHẠM thì nên vào các bài thơ có TẦM hàm lượng văn chương nhiều và cao hơn . Ví dụ như bài của NGUYỄN MAI .
      • Vũ Thị Hương Mai
        Cháu rất mong được đọc bài viết của bác Ha Phamlam chỉ ra "không ít những câu chưa có "ngôn ngữ thơ"" trong bài thơ TÔI NGHE và viết như thế nào để "theo dạng "Ngụ Ngôn" sẽ hấp dẫn, nhẹ nhàng mà sâu, sẽ... thơ hơn." trong khi bài thơ TÔI NGHE còn đảm trách tính thời sự?
        Cháu cám ơn bác đã ghé thăm trang facebook của cháu!
        Cháu chúc bác nhiều sưc khỏe và may mắn!
        (Cháu mong sớm được đọc bài viết của bác.)
      • Ha Phamlam
        Vũ Thị Hương Mai Mong bạn đọc kĩ những câu tôi viết!
        Còn những câu Chưa là câu thơ (ở bài TÔI NGHE) chắc có nhiều bạn đọc đã xác nhận. (Ở đây, tôi không muốn chê bài thơ mà chỉ nói đến sự khác nhau giữa báo và thơ...) Ví dụ:
        "cung phụng bồ nhí siêu xe bạc tỉ
        biệt thự rải khắp nơi
        chiếm đất vàng phố thị
        còn ủ mưu đầu cơ chính trị
        bợ gót đưa “nàng” vào cơ cấu
        quan thật giầu!
        quan tính kế thật sâu!
        quan lấy tiền từ đâu?
        từ bòn rút dân đen"
        như đoạn này (ở khổ đầu bài thơ) thì ai bảo là thơ! Đó là những câu nói của ai đó, có thể là người tốt, đang bức xúc, ... chứ chưa là những câu thơ.
        Nếu bảo là thơ thì có lẽ đây là một loại thơ mới mà tôi chưa biết!
        Cảm ơn Bạn nhiều!
        • Thích
        • Phản hồi
        • 4 ngày
        • Đã chỉnh sửa
      • Vũ Thị Hương Mai
        Ha Phamlam những câu thơ với cảm xúc bị dồn nén, phẫn uất bật nên cao trào: "quan lấy tiền từ đâu/ từ bòn rút dân đen / hay tận vét bằng trò buôn quan bán chức" đập thẳng vào lũ quan tham như thế mà bác cho rằng đó không phải là thơ thì cháu chịu trình thẩm thơ của bác ạ.
      • Ha Phamlam
        Vũ Thị Hương Mai Căm ghét lũ Tham Quan thì bác cũng như nhiều người. Bác là người lao động chân chất mà, (nay bác 75 tuổi rồi). Nhưng ở đây, là bác và cháu cùng mọi người bàn về Thơ cơ mà.
        Nếu để đấu tố bọn tham quan thì bác phải cầm cờ chạy theo nhà thơ Đặng Xuân Xuyến chứ(!) Hồi 1955-1957, có người dân căm tức bon "cường hào, địa chủ..." còn nhảy lên chỗ "vành móng ngựa" tát... vào mặt Địa Chủ cơ.
        Bác muốn phiền Cháu đọc kĩ những điều bác viết.
        Cảm ơn cháu nhiều!
        • Thích
        • Phản hồi
        • 4 ngày
        • Đã chỉnh sửa
      • Nhi Pham
        Chắc anh cũng biết một nguyên tắc căn bản trong “chức năng truyền thông của thơ”:
        Người đọc thơ, bình thơ – trong thế giới thơ rộng lớn - không thể biết và KHÔNG CÓ BỔN PHẬN PHẢI BIẾT những chi tiết, sự việc chỉ có, chỉ xảy ra ở một địa phương nhỏ bé. Chính thi sĩ - để hoàn thành chức năng truyền thông của bài thơ - phải chú thích để người đọc biết, hiểu những chi tiết, sự việc có tính chất địa phương ấy.
        Bởi vậy khi anh viết “tôi không nam nên không biết từ "quá giang" cũng như người không ở bắc nên không hiểu "tám phát" người ta đã hiểu là tám phát đạn rồi, không cần phải thêm SÚNG ống gì ở đây cả.”
        là anh đã tự vả vào miệng mình rồi đấy. Anh thử sờ vào miệng mình xem có thấy đau không?
      • Ha Phamlam
        Nhi Pham Tranh luận về một bài thơ (bài thơ không lấy gì là hay lắm) mà phải đến như sắp vác tên lửa ra lũy tre thế này thì buồn lắm!
        Em Xin các Ngài, em Can các Ngài!
        2
        • Thích
        • Phản hồi
        • 3 ngày
        • Đã chỉnh sửa
      • Nhi Pham
        Anh còn chất vấn tôi về bài thơ Chăn Trâu Đốt Lửa của Đồng Đức Bốn:
        “cũng giống như trẻ trâu nướng khoai ngoài đồng vậy. Nói người ta là vô lý vì rằng rạ rơm ít- gió đông nhiều thì không thể cháy khoai. Cũng là bởi anh chưa nướng khoai ngoài đồng bào giờ nên mới nói vậy thôi....”
        Trong bài “Chăn Trâu Đốt Lửa”: Sâu Sắc Một Triết Lý Nhân Sinh nhà phê bình Đức Thọ cũng đề cập đến sự hiếm hoi của rơm rạ sau vụ gặt Đông:
        Câu thơ thứ hai nhà thơ khẳng định “Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều”. Đúng vậy, trong mùa hanh heo mà đã gió đông thì khi thổi cháy bao nhiêu rơm rạ cho vừa. http://lucbat.com/news.php?id=3470
        Trong đầu tôi tức khắc hiện ra câu hỏi: Trong hoàn cảnh đó làm sao có đủ than lửa để củ khoai cháy thành tro được?
        Tôi có điện thoại hỏi một ông chú họ xa ở ngoại thành Hà Nội thì được cho biết:
        Nếu chịu khó kiếm cành khô, củi mục ở nơi khác gom lại thì với chút ít rơm rạ còn sót ở cánh đồng cũng có thể tạo được “bếp lửa” để nướng khoai nhưng phải chăm chút, che chắn cẩn thận, chứ như thi sĩ của chúng ta “Mải mê đuổi một con diều” thì chỉ chốc lát là rơm rạ đã bay tung tóe, lửa tắt, củ khoai chưa chắc đã chín chứ làm gì có cái cảnh “Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.”
        Mà dù - cứ cho là với cái tài gầy bếp đặc biệt của trẻ chăn trâu - củ khoai nướng đã thực sự thành tro thì theo tôi, câu thơ “Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều” cũng đã “đi ngược đường” với tứ thơ.
        Tôi không biết nên tôi đã hỏi. Và anh thử đọc xem nhữ điều tôi viết có chỗ nào sai?
        Tho Luc Bat
        LUCBAT.COM
        Tho Luc Bat
        Tho Luc Bat
      • Quynh Pham
        Nhi Pham "Nhân vô thập toàn" tôi rất hay tự vả miệng mình khi nói sai/lỡ lời. Nhưng lần này thì không! Trước khi có ý kiến về một vấn đề nào đó bất kỳ. Một tác phẩm cũng không ngoại lệ. Người ta buộc phải biết tối thiểu một số vấn đề sau: hoàn cảnh ra đời của tác phẩm( bối cảnh ) ; những yếu tố ảnh hưởng: điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Vị trí của tác giả (thậm chí phải biết tiểu sử tác giả) ; phải đặt mình vào vị trí của tác giả.... lúc đó mới biết, mới hiểu tác giả đang nói gì và tại sao lại nói như vậy. Không thể vác cái Tôi to tướng áp lên tác phẩm của người ta.
      • Khuong Nguyen Duy
        Tôi đồng ý với anh .
      • Quynh Pham
        Nhi Pham hoàn cảnh ra đời của bài thơ (năm 2016) ngay lúc vụ án rúng động cả nước. Người không quan tâm đến chính trị, xã hội đều biết. Học sinh mà nó còn bàn tán.... (chứ đâu phải ra đời năm 2022). Đem truyện kiều mà so hoàn cảnh hiện tại thì bó tay rồi..
      • Nhi Pham
        Khuong Nguyen Duy Bạn muốn tôi BÀN THI PHÁP bài thơ nào cứ đưa lên FB. Tôi sẽ "xắn tay áo" làm liền.
      • Nhi Pham
        Quynh Pham Nói vậy mà anh cũng không hiểu hả Trời! Người đọc như tôi đâu có ở trong nước đâu mà biết. Thôi! Đành bye bye anh.
        2
      • Quynh Pham
        Nhi Pham bởi vậy mới nói anh phải tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Anh đã hỏi, đã hiểu thì thôi. Anh yêu cầu tác giả phải chú thích!? Tôi có bảo tác giả phải chú thích đâu? Anh có dám chắc với tôi là anh hiểu hết ca từ của Trịnh công sơn không?(thơ phổ nhạc trên 500 bài) Người ta cũng đâu có chú thích.
      • Nhi Pham
        Quynh Pham Tội nghiệp cho anh quá!
    • Có thể là hình ảnh về hoa và văn bản cho biết 'Ngày Mới Lạc'
    • Nhi Pham
      Việc viết lời bình cho bài thơ Con Về Ngõ Nhỏ lúc đầu cũng gặp chút trở ngại. Bài thơ ngôn ngữ bình dị, trong sáng, hình tượng đẹp, nên thơ, tâm tình nhẹ nhàng, rất dễ cảm, dễ thương. Nhưng 2 câu cuối thì tối nghĩa, khó hiểu.
      CON VỀ NGÕ NHỎ
      Con về ngõ nhỏ thoảng hương
      lối vào vẫn lát vàng ươm nắng chiều
      đâu rồi bóng mẹ liêu xiêu
      đâu rồi dải yếm rất nhiều gió hong
      còn đâu chổi quét lá bòng
      còn đâu bông bưởi trắng trong rụng đầy
      chẳng còn hoa khế tím cây
      chẳng còn vai mẹ hao gầy gió sương
      mơ màng khói bếp còn vương
      thoáng hơi nước vối tỏa hương ngọt ngào
      gạo khuya ai giã đêm sao
      thèm nghe tiếng mẹ ho bào canh thâu
      Trăng non khóc đẫm lá trầu
      kìa như tay mẹ chải đầu cho trăng!
      (Ngọc Mai)
      Mới đầu tôi nghĩ:
      “Ánh trăng non chiếu xuống giàn trầu sáng lung linh như mặt nước khiến tác giả có cảm tưởng ‘trăng non khóc đẫm lá trầu’”. Nhưng câu cuối “kìa như tay mẹ chải đầu cho trăng” thì đúng là “lạc quẻ”, đã bị tác giả chặt đứt lìa dòng chảy của tứ thơ. Hơn nữa, tác giả về thăm nhà vào lúc “Lối vào vẫn lát vàng ươm nắng chiều” thì làm gì có trăng non để cho mẹ chải đầu?
      Tôi nhắn tin hỏi thì Ngọc Mai trả lời:
      “Em ví mình như vầng trăng non, lúc còn bé thơ thường đứng bên giàn trầu của mẹ mà khóc dỗi hờn để được mẹ dỗ dành và chải đầu cho.”
      Tôi lầu bầu trong miệng:
      “Ối Giời ôi! Câu ví riêng tư như vậy mà không chú thích thì bố ai biết được!”
      Thế là nghe được lời giải thích câu ví von ấy – làm đoạn kết và bài thơ hay hẳn lên - tôi hài lòng về chức năng truyền thông của bài thơ và viết lời bình. Sau đó tôi nhắn tin cho Ngọc Mai:
      Bài viết đã xong. Gởi cho anh lời chú thích.
      Cù cưa một hồi lâu chị mới trả lời:
      Dạ, theo em thì không cần đâu ạ.
      Tôi bực mình nhưng vẫn nhẹ nhàng:
      Nếu không chú thích thì người đọc sẽ không hiểu hoặc hiểu lầm; nếu thế anh sẽ bỏ bài viết của anh.
      NM: Trời!
      Tiếp theo là cuộc nhắn tin qua lại khá dài và “gay cấn”.
      Tôi đưa ra tối hậu thư:
      Mỗi người một ý thì đường ai nấy đi. Cứ coi như anh chưa viết, chưa biết bài thơ.
      Cuối cùng chị đồng ý gởi cho tôi lời chú thích và nhờ thế bài viết “Con Về Ngõ Nhỏ” Bài Thơ Mới Quen ra đời.
      Những chi tiết "riêng tư" mà cứ tưởng độc giả cũng phải biết như mình thì sẽ giết chết Chức Năng Truyền Thông của bài thơ.
      3
      • Ha Phamlam
        Rất vui được đọc lại bài viết của Nhi Pham. Rất Vui vì từ đây mình mới có thời cơ làm quen và kết bạn với Anh!
    • Khuong Nguyen Duy
      Tất cả bài viết của các tác giả đều hay . Người nào đều có lý đúng của riêng mình . ( cái HAY và ĐÚNG chung chưa có ) .
      Tôi lại nghĩ đến chuyện " Qua Cầu Ngắm Cá " của Trang Tử và Huệ Tử .
      Thiết nghĩ : thơ Hay còn phải Đúng nữa . ( đúng tâm trạng , cảm xúc , thời gian không gian , địa điểm v. ..v vào cái thời khắc thiêng liêng nhất khi bài thơ ra đời )
      Có một thông lệ không thành văn là : nhà phê bình và người sáng tác khó có cái chung tuyệt đối .
      Với tôi , những bài của anh N.P viết bình thơ đã đăng là sáng giá , ( loại trừ những bài có khía cạnh thời cuộc ) .
      Qua anh , ta có dịp đc tiếp cận thêm cái mới , lạ v..v trong thế giới văn chương .
      Cảm ơn anh .
    • Ha Phamlam
      XIN GÓP CÙNG CÁC ANH CHỊ VÀ CÁC BẠN:
      Bức xúc, đến căm ghét những con người, những kẻ... những thói hư tật xấu của một bộ phân XH là tư tưởng rất tốt của của nhiều người, của phần lớn người lao động chân chính!
      Những bài "thơ chống tiêu cực" được viết ra từ bức xúc, căm ghét trước những thực trạng xấu xa của một bộ phận XH, quan chức... là "sản phẩm" của tư tưởng.
      Sự dồn nén tư tưởng ấy đòi tác giả viết thành thơ, chứ bài thơ không là "sản phẩm" của Cảm Xúc. Có nhiều người Đồng cảm, đồng điệu cao độ bởi trùng hợp hoàn cảnh, tư tưởng (trong thời đoạn nào đó) cũng là lẽ tất nhiên, bình thường!
      TÔI NGHE chưa là bài thơ hay, nhưng bài thơ được nhiều người thích bởi nó trùng hợp sự bức xúc trước những tiêu cực XH !
      Điều đáng tiếc là: Khi bàn, tranh luận, bình bài thơ thì chúng ta không phân định rõ đâu là tư tưởng tốt trong "động cơ viết" của tác giả và đâu là "chất thơ, chất báo, tính thống kê..." của bài thơ. Và rồi khi không vượt lên cá tính, định kiến và sự thấu cảm ( khả năng cảm nhận thơ), quan niệm riêng mà chúng ta cứ "căng", nặng nhẹ với nhau khi đối đáp, để mất đị sự tao nhã của các nhà thơ, nhà bình luận thì cũng là sai lầm, dù nhỏ.
      Ta nên coi sự khác biệt của mọi người là lẽ thường, mà nghĩ: Như trong mâm cơm có người ăn ớt, người không... người cầm đũa tay trái, người kia lại tay phải...! Có vậy ta sẽ xác định, chon được ra cái hay, cái đẹp của từng bài thơ cụ thể và tình tương giao cũng "mát mẻ" hơn khi trao đổi, đàm dạo!
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 ngày
      • Đã chỉnh sửa
      • Vũ Thị Hương Mai
        Ha Phamlam lập luận của bác rất luẩn quẩn, gò ép và buồn cười (cháu xin lỗi được phép nói thật) vì rất ngô nghê:
        "Những bài "thơ chống tiêu cực" được viết ra từ bức xúc, căm ghét trước những thực trạng xấu xa của một bộ phận XH, quan chức... là "sản phẩm" của tư tưởng."
      • Ha Phamlam
        Vũ Thị Hương Mai Vậy là Bác DỐT, chắc do già quá rổi. Bác ko có thói quen xúc phạm ng khi bàn luận. Bác Xin ko nói gì nữa.
    • Nhi Pham
      Một trong những nhiệm vụ của việc bình thơ là nâng tầm thưởng thức của người đọc thơ. Có tý hiểu biết về kỹ thuật, thi pháp, các tiêu chí thẩm định giá trị thơ ca, người đọc sẽ không còn ù ù cạc cạc khi nghe hoặc ngâm nga những vần thơ ưa thích mà sẽ tự tin hơn, sảng khoái hơn khi thả hồn vào dòng thơ.
      Đọc thơ chỉ bằng trí sẽ không thấy hơi nóng của cảm xúc, không “bắt” được hồn thơ, sẽ chẳng bao giờ cảm được cái hay trọn vẹn của thơ. Còn nếu chỉ đọc thơ bằng hồn, không có sự soi sáng của kiến thức thì một là, lắm khi gặp những tuyệt tác thi ca lại dè bỉu, chê bai, hai là, suốt đời“tự sướng”, sướng mà không biết vì sao mình sướng, miệng ngâm nga những vần thơ “cả đẩn” mà mắt cứ sáng long lanh, mặt rạng rỡ như đóa hoa xuân. Đó là cái sướng của những kẻ “ngây thơ hưởng thái bình” rất tội nghiệp, rất đáng thương.
      4
    • Nhi Pham
      Trong bài viết này, ở phần đầu tôi đã nhấn mạnh:
      Đọc thơ, thưởng thức thơ, bình thơ là tự mình tìm tòi và khám phá phần trả lời của hai câu hỏi:
      1/ What?
      Bài thơ viết về cái gì? Ngôn ngữ văn chương gọi là Tứ Thơ; nếu có ẩn dụ toàn bài thì người đọc, người bình phải từ Tứ suy ra Ý.
      2/ How?
      Viết thế nào? Đó chính là Phương Cách thi sĩ diễn đạt, chuyển tải Tứ Thơ đến người đọc.
      Ngôn ngữ văn chương gọi là Kỹ Thuật Thơ; nếu dùng ngôn ngữ chuyên môn hơn một tý thì gọi là Thi Pháp, còn ngôn ngữ đời thường thì có thể gọi là Tài Thơ cuả thi sĩ.
      CÓ MỘT VÀI ĐIỀU TẾ NHỊ nên trong bài viết này tôi chỉ chú trọng đến câu hỏi thứ hai, nghĩa là sẽ chỉ nhận xét và phân tích phần Thi Pháp của bài thơ.
      Thế mà bà con vẫn “đè” TỨ Thơ ra mà tranh cãi. Chán quá.
      5

Nhận xét